KẾ HOẠCH THÁNG 2,3 NĂM HỌC 2016:

KẾ HOẠCH THÁNG 2,3 NĂM HỌC 2016:

- TẾT NGUYÊN TIÊU: XÉ HOA, VẼ TRANH, VIẾT THƯ PHÁP, LÀM MÂM CỖ NGÀY XUÂN, TRANG TRÍ CÂY NÊU NGÀY TẾT.
- VĂN NGHỆ
- CẮM TRẠI - THI KHOA HỌC KỸ THUẬT

GIỚI THIỆU VỀ MÂM CỖ NGÀY XUÂN

          Trong mỗi chúng ta chắc hẳn không có ai không được ăn cỗ. Bữa cỗ Việt Nam đã có từ xưa và gắn với truyền thống lâu đời của cả dân tộc, của đất nước, của làng xóm quê hương mình. Thú thật ăn cỗ không chỉ là niềm vui mà còn là nghĩa vụ của người lớn. Những đứa trẻ nhỏ được ăn cỗ là niềm vui, là kỷ niệm đọng lại trong ký ức tuổi thơ rất khó phai nhòa theo thời gian.

Từ lâu nâm cỗ đã trở thành nét văn hóa truyền thống của dân tộc ViệtNam. Dù nhà giàu có, dù nhà nghèo thì đến ngày giỗ ông bà tổ tiên, đặc biệt là ngày tết không chỉ có mâm ngũ quả mà phải có mâm cỗ mặn, có bánh các loại làm từ hạt gạo để cúng gia tiên ngày đầu năm. Theo phong tục của ông bà để lại dù cỗ tết, cỗ giỗ, cỗ cưới hay cỗ khao thì bao giờ cũng có 10 món ăn, 5 bát, 5 đĩa. 5 bát gồm: miến, bóng, măng, mọc, nấm. Đĩa gồm có thịt gà luộc, giò chả, xào, đĩa nộm, xôi. Tất nhiên cũng tùy theo điều kiện kinh tế của từng gia đình, đông hay ít người mà thêm bớt số lượng chút ít. Có nhà cỗ to có thêm thịt bò, lòng lợn, nem rán, nhiều khi có nhiều món phải xếp hai tầng đĩa.
Thông thường những hôm gia đình có cỗ để mời bà con họ hàng thân thích đến ăn thì những người mẹ, người vợ hay con dâu, con gái trổ tài khéo léo về nội trợ. Ngoài việc nấu các món ăn ngon vừa mắm, vừa muối, nhiều chị em phụ nữ còn khéo tay cắt tỉa các loại hoa quả hình lá, hình hoa để lên đĩa nộm, đĩa xào hay quả ớt, lát cà chua, củ hành làm cho đĩa thức ăn trên mâm cỗ thêm hấp dẫn, mâm cỗ sạch sẽ, khách mời đến đông đủ là niềm vui của cả chủ nhà và khách khi ngồi vào mâm cỗ.
Trên mâm cỗ bao giờ cũng có các món ăn sẵn, mâm sắp đủ 4 hoặc 6 cái bát, có nơi lại sắp 5 cái và số đôi đũa đi theo số bát, chén uống rượu và một chai rượu trắng. Nếu là cỗ cúng được đặt lên bàn thờ, chủ nhà y phục chỉnh tề, thắp ba nén hương thơm. Nếu nhà có lư hương thì đốt hương trầm hương thơm phảng phất, rồi khấn vái tổ tiên ông bà về vui sum họp, ăn tết cùng con cháu, mong tổ tiên, ông bà phù hộ cho con cháu an khang thịnh vượng.
       Tục thờ cúng tổ tiên, làm cỗ của các gia đình ViệtNamcó biểu hiện lòng thành kính, biết ơn của con cháu đối với ông bà, cha mẹ. Làm cỗ cúng gia tiên còn mang ý nghĩa giáo dục cho lớp trẻ biết, cây có gốc nước có nguồn, có tổ tiên ông bà mới có mình và con cháu hôm nay. Những mâm cỗ cúng phải hết một tuần hương mới được hạ xuống, tùy theo cách sắp xếp cỗ của gia chủ, có thể ngồi giường, có khi trải chiếu xuống nền nhà. Nhưng phải chú ý "ăn trông nồi, ngồi trông hướng" ngồi trên giường là hàng ông bà, cha mẹ, cô dì, người lớn tuổi; mâm dưới (trải chiếu dưới đất) là hàng con cháu.
            Đi ăn cỗ không phải chỉ để ăn mà còn là niềm mong mỏi, giao du, xum họp gia đình, họ hàng nội, ngoại. Lúc ăn cỗ ai cũng nói cười vui vẻ, vừa ăn vừa chúc tụng, thăm hỏi lẫn nhau, qua bữa cỗ những thắc mắc, giận hờn, hiểu lầm nhau sẽ được xóa nhòa. Từ đó mối quan hệ càng được thắt chặt hơn. Trong các bữa ăn cỗ tuy thân mật, vui vẻ song khi ăn uống cũng thể hiện nét văn hóa, lịch sự, nhất là khi được ngồi cùng mâm với ông bà, cha mẹ và người lớn tuổi. Khi ăn không được chống đũa lên mâm mà phải dùng tay sửa đũa ngay ngắn, khi gắp thức ăn không đảo xới, không dùng đũa xê dịch bát, đĩa trong mâm, trước khi ăn phải mời người cao tuổi gắp trước, không nên vừa ăn vừa nói. Các cô con gái, con dâu phải ý thức, nhất là khi có khách lạ, có người lớn tuổi.
             Mâm cỗ ngày tết ở trong gia đình cúng tổ tiên là làm cho ta có lòng tin ở sự có mặt của ông bà, cha mẹ trên bàn thờ, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con cháu. Ai cũng không dám làm điều gian dối, độc ác, e bị tội với ông bà, cha mẹ, tổ tiên và muốn được hưởng, phúc đức của tổ tiên để lại cho con cháu. Mâm cỗ ngày tết thường khác với tiệc liên hoan, khao gặp gỡ, ăn mừng thắng lợi. Mâm cỗ rất quen thuộc với người ViệtNamtừ thành phố đến nông thôn vào những ngày tết xuân về. Những người đi xa quê hương xứ sở nhiều năm vào những ngày tết khi nghĩ về quê hương đều nhớ đến không khí ấm cúng gia đình và hương vị mâm cỗ tết đầu năm.
Theo VHNT Ẩm thực