Đề tài:
BẢO VỆ NHỮNG MẦM XANH VÀ TƯƠNG LAI
ĐẤT NƯỚC!
I/
ĐẶT VẤN ĐỀ
Yêu thương có lúc ta cho đi trọn vẹn, cũng có đôi khi
ta giữ lại cho riêng mình. Khi ta yêu thương một ai đó không phải là ta đang bố
thí tình thương cho họ mà chính là ta đang nhận về cho ta sự thanh thản, bình
yên nhất trong mỗi con người. Yêu thương chưa bao giờ là đủ nếu ta biết trân
trọng và dư thừa đối với những kẻ vô tâm.
Nhưng mấy ai hiểu được điều này đâu, những con người
đang sống, đang hiện hữu trước mắt chúng ta sao có thể vô tâm, tàn nhẫn với những
trẻ em bất hạnh, những trẻ em có hoàn
cảnh khó khăn mà ta có thể giúp đỡ hay chỉ cần một lời hỏi thăm để động viên
tinh thần. Phải chăng họ không có trái tim, lương tri, lương năng của một con
người? Hay vì đời sống khó khăn nên họ
đã lợi dụng trẻ em để phục vụ lợi ích cho chính bản thân mình. Ta thật khó có
thể chấp nhận những lý do ấy bởi nếu không có trái tim làm sao con người có thể
sống và bạn có biết rằng chính trẻ em là món quà vô giá mà thượng đế đã ban
tặng cho chúng ta như gởi tới thế giới loài người một thiên thần, thiên thần
của sự may mắn, hạnh phúc và ngọt ngào. Vì vậy chúng ta cần phải làm điều gì đó
để bảo vệ những mầm xanh, nuôi dưỡng những chủ nhân tương lai của đất nước.
II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Một lúc nào đó, khi ta nép vào một góc phố, quan sát
mọi thứ đang diễn ra xung quanh mình, ta chợt nhận ra có quá nhiều mảnh đời bất
hạnh cần ta quan tâm, có rất nhiều trẻ em lang thang không nơi nương tựa. Các
em cần lắm một vòng tay yêu thương của nhân loại khi các em thiếu thốn tình cảm
từ gia đình. Cần một cái gọi là công bằng của cuộc sống khi các em luôn bị
những người xung quanh lợi dụng để mưu cầu lợi ích riêng hay xa lánh các em chỉ
vì là trẻ em đường phố, họ chỉ trỏ vào các em và bảo là: “ Đồ dơ bẩn, tránh xa
ra”.
Các em cũng đâu có mong muốn mình trở thành thứ mà
nhiều người độc ác, vô tâm lăng mạ, chửi bới, đánh đập dã man. Nhìn bạn bè cùng
trang lứa cắp sách đến trường các em nhìn với ánh mắt thèm thuồng như thèm một
món hàng xa xỉ. Nhưng các em đâu có quyền quyết định rồi tương lai mình sẽ như
thế nào và đi về đâu. Trong tâm hồn các em hẳn chưa phút nào bình yên khi phải
vật lộn với cuộc sống mưu sinh, lo cái ăn, lo chỗ ngủ khi trời tối. Trái tim
các em bị tổn thương khi nhìn thấy các bạn khác được cha mẹ quan tâm, chiều
chuộng, lo cho từng miếng ăn giấc ngủ mà đáng lý ra các em cũng được như vậy.
Chúng ta nào có hiểu được hết nỗi lòng của bọn trẻ, chỉ có chúng mới hiểu được
nỗi lòng của nhau và sôi trào mạnh mẽ như thế nào trong từng phút, từng giây
trôi qua. Thế rồi các em bị bọn vô lương tâm bóc lột, làm tay sai cho chúng,
chúng coi giá trị của tiền bạc quan trọng hơn con người.
Vậy đâu là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trẻ
em không nơi nương tựa, phải làm lụng, kiếm sống? Những đứa trẻ này đa số là trẻ em mồ côi, bị
cha mẹ bỏ rơi từ lúc chưa cảm nhận được mùi sữa ngọt ngào của mẹ, chưa từng biết
sự lo lắng quan tâm của cha mẹ là như thế nào và điều khiến chúng ta nghẹn ngào
nhất là chưa bao giờ gọi được tiếng cha mẹ thiêng liêng.
Nhiều lần ta vô tình đọc các tin tức vứt trẻ em tàn
nhẫn trên các mặt báo mà xé lòng: buộc chặt bé sơ sinh vào bao ni lông rồi
quăng vào thùng rác như một món đồ chơi, một vật không có ý nghĩa gì đối với
người vứt nó hay tàn độc hơn là bỏ bé vào những lùm cây khiến những côn trùng
cắn bé đến thương tật suốt đời…như cố tình xóa dấu vết một mối quan hệ máu mủ.
Ta từng nghe người xưa nói: “ Hổ dữ không ăn thịt con”, huống hồ gì họ là con
người có đầu óc, trái tim hơn gấp vạn lần con vật. Các em sinh ra từ những cuộc
tình chóng váng, từ những người chưa sẵn sàng để làm cha, làm mẹ, từ những nếp
sống cổ hủ, lạc hâu: Trọng nam khinh nữ. Hay càng thương tâm hơn là những gia đình
không đủ điều kiện nuôi con nên đặt con trước cổng của nhà tình thương, chùa,
những gia đình giàu có… để mong con có thể sống đầy đủ nhưng họ không biết rằng
những đứa con mà họ bỏ rơi khi biết sự thật luôn khao khát gặp mặt cha mẹ mình
một lần dẫu biết rằng họ đã bỏ rơi các em, mặc cho các em bươn chải với đời.
Những người mẹ khi sinh con ra vứt bỏ có muôn ngàn lý do để biện hộ, mới nghe
qua chúng ta nghe cũng lọt tai và thương họ.
Nhưng càng ngẫm nghĩ thì không thể tha thứ
được bởi đó là hành động thiếu đạo đức, thiếu trách nhiệm. Họ không biết rằng
hành vi của mình là đang phạm đến luật pháp quốc tế về quyền của trẻ em. Điều
94 Bộ luật Hình sự hiện hành qui định “Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư
tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc
vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam
giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm”. Tình trạng vứt bỏ con mình là
tình trạng xuống cấp đạo đức và xem thường pháp luât.
Có những em khi lớn lên thiếu sự giáo dục
từ bố mẹ nên các em sa vào con đường trộm cắp, hút chích. Vấn đề này đang tạo
nên làn sóng mạnh mẽ cho dư luận cũng như giới báo chí. Điển hình cho trường
hợp này là câu chuyện của cậu bé Hùng 14 tuổi bị mồ côi cha mẹ từ nhỏ nên sống
lang thang rày đây mai đó, chỗ ngủ của em thường là gầm câu. Em bị bọn xấu rủ
rê tham gia vào nhóm cướp nhỏ, đối tượng chính của nhóm cướp này là những phụ
nữ yếu đuối, thường đi một mình nơi vắng vẻ người. Có khi nhóm các em giật dây chuyền,
túi xách, móc túi…người dân phản ánh với công an rất nhiều và trong một lần
phục kích băng nhóm các em bị bắt. Vì chưa đủ tuổi vị thành niên nên Hùng bị
đưa vào trại giáo dưỡng, tại đây em sinh hoạt và ăn uống rất điều độ, trại dạy
em học nghề, dạy chữ, lao động và tu dưỡng nhân phẩm. Nhiều nhà báo đến phỏng
vấn thì em có nói rằng vào đây em được ăn ngon, ngủ yên giấc, không phải lo
chuyện tìm kế sinh nhai và quan trọng hơn là em được học, được lao động.
Cái
ước muốn được ăn ngày ba bữa, không lo chỗ ngủ mỗi đêm tưởng chừng như là điều
giản đơn đối với chúng ta nhưng sao đối vớí Hùng lại khó đến như vậy. Câu
chuyện của Hùng có cái gì đó ray rứt trong lòng người nghe, người đọc… Điều mà
chúng ta lo lắng là nhận thức của các em, các em nên hiểu
không phải vì hoàn
cảnh đưa đẩy mà các em đi vào con đường tệ nạn xã hội. Việc hoàn thiện nhân
cách của con người là rất quan trọng nhất là đối với các em khi không có cha mẹ
để dạy dỗ, không được đến trường để được giáo dục. Ý thức của các em là rất
quan trọng bởi không ai quyết định được đời em ngoài bản thân các em. Hãy tin
rằng các em có thể trở thành nhà khoa học trong tương lai, chủ tịch một tổ chức từ thiện để giúp đỡ
những bạn có hoàn cảnh như mình…rất nhiều, rất nhiều nhũng ước mơ mà các em có
thể vươn tới.
Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và là
nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công
ước về Quyền trẻ em, vào ngày 20/2/1990. Từ đó đến nay,mặc dù còn nhiều khó
khăn, Việt Nam đã đạt nhiều tiến bộ trong việc đưa tinh thần và nội dung của
Công ước vào chiến lược phát triển kinh tế- xã hội và luật pháp quốc gia. Ví
dụ: như Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật phổ cập giáo dục, Luật
lao động, Luật dân sự, Luật tố tụng hình
sự... được ban hành hay sửa đổi đều quan tâm thích đáng đến quyền của trẻ em.
Trong nhiều năm qua, Việt Nam không ngừng
mở rộng các quan hệ hợp tác quốc tế với xu hướng hội nhập, đa dạng, đa phương,
chia sẻ và phát triển. Sự hợp tác này đã đưa đến các bước tiếp cận mới trong
quá trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở cấp quốc gia và cấp địa
phương và có ảnh hưởng lớn trong nhiều lĩnh vực ở Việt Nam, trong đó có phương
pháp tiếp cận bảo vệ, chăm sóc trẻ em dựa trên quyền trẻ em, phát triển hệ
thống bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở các cấp độ khác nhau. Công tác lập pháp và giám
sát về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em của Quốc hội được tăng cường. Công ước
LHQ về Quyền trẻ em và Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng từng bước
đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, nạn bóc lộ sức lao động của trẻ em đang rất phổ biến ở nước ta. Em Nguyễn Thị
Bình bị hai vợ chồng chủ quán phở ở quận Thanh Xuân, Hà Nội đánh đập trong một
thời gian dài, Vụ cháu Nguyễn Hào Anh 14 tuổi (Cà Mau) bị vợ chồng chủ trại
nuôi tôm Minh Đức hành hạ trong suốt một thời gian dài bằng các hình thức dã
man như dùng kìm bấm vào môi, bẻ răng, dùng bàn là nóng dí lên da thịt…
Trẻ em trong trắng và rất dễ bị tổn thương
nên xin tất cả mọi người hãy dừng tay lại để cho các em một bầu trời của yêu
thương, hãy cho các em một gia đình ấm áp được xây nên bởi nhân loại. Bên cạnh
đó trẻ em bị nhiễm HIV rất tội nghiệp, luôn bị mọi người xa lánh vì sợ lây
bênh, do kiến thức hạn hẹp của chúng ta mà vô tình làm các em tủi thân hơn gấp
bội.
Qua thực trạng đáng phê phán của xã hội
ngày nay, chúng ta nên có những biện pháp như sau:
Các
bậc sinh thành nên tạo cho con mình những điều kiện tốt nhất để con em mình
được phát triển một các toàn diện.
Nhà nước ta phải xử lý thật nặng đối
với việc vứt bỏ trẻ em, đối xử bất công, bạo hành trẻ em.
Cùng chung tay góp sức để tạo dụng cho
các em vô gia cư một mái ấm tình thương để nuôi dưỡng và dạy các em học.
Xây dựng một môi trường tốt, lành mạnh
, cho trẻ em phát triển một cách toàn diện kể cả những bé mồ côi, tật nguyền,
nhiễm HIV. Tạo ra mối quan hệ bình đẳng giữa tất cả trẻ em.
Tuyên truyền lòng yêu thương nhân loại đối
với mỗi công dân nhất là đối với thế hệ trẻ. Tư dưỡng đạo đức cho các bạn học
sinh, sinh viên về bài học sống chan hòa, yêu thương mọi người.
Trách nhiệm của chúng ta là cần phải hỗ trợ
với các gia đình trong việc giáo dục các em để các em trở thành công dân có
ích. Đồng thời ngăn chặn những hành vi đáng tiếc để tránh ảnh hưởng đến thế hệ
trẻ sau này.
III/
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Những trẻ em bất hạnh thật đáng thương, các
em luôn cần tình yêu thương của mọi người xung quanh. Các em luôn cần một nơi
để dựa vào khi các em vấp ngã trên đường đời, các em cần một lời động viên khi
gặp những chuyện khó khăn và các em cũng cần nụ cười của ai đó khi các em thành
công trong cuộc sống. Những điều giản đơn đó dường như là ước mơ của mọi trẻ em
bất hạnh trên thế giới. Hãy hứa với chúng rằng: Chúng tôi sẽ nắm tay nhau xây
nên ngôi nhà của lòng nhân ái, yêu thương cho tất cả trẻ em, hãy “ Bảo vệ những
mầm xanh và tương lai đất nước”. Đó cũng là thông điệp mà tất cả học sinh của
trường THCS Lý Tự Trọng gởi đến các bạn.