Ý NGHĨA LỊCH SỬ SỰ RA ĐỜI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM.

Ý nghĩa lịch sử sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam

Kỷ niệm 86 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2016) 
              Cuối năm 1929, những người cách mạng Việt Nam trong các tổ chức cộng sản đã nhận thức được sự cần thiết và cấp bách phải thành lập một Đảng cộng sản thống nhất, chấm dứt tình trạng chia rẽ phong trào cộng sản ở Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức và chủ trì hội nghị hợp nhất Đảng tại Hương Cảng, Trung Quốc từ ngày 6-1 đến ngày 7-2-1930. Hội nghị đã quyết định hợp nhất 3 tổ chức Đảng (Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn) thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị thông qua các văn kiện: Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng. Vì vậy, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã quyết nghị lấy ngày 3-2 hàng năm làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng.
     - Hội nghị hợp nhất các tổ chức Đảng cộng sản ở Việt Nam thành một Đảng Cộng sản duy nhất, theo một đường lối chính trị đúng đắn đã tạo nên sự thống nhất về tư tưởng, chính trị và hành động của phong trào cách mạng cả nước, hướng tới mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
     - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp, là sự khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam và hệ tư tưởng Mác-Lênin đối với cách mạng Việt Nam. Sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kiện lịch sử trọng đại, một bước ngoặt trong lịch sử cách mạng Việt Nam, đánh dấu một mốc son chói lọi trên con đường phát triển của dân tộc ta.
    - Sự ra đời của Đảng là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân trọn vẹn nhất cho sự kết hợp đó, là tiêu biểu sáng ngời cho sự kết hợp giai cấp và dân tộc, dân tộc và quốc tế, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.
      - Sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và việc ngay từ khi ra đời, Đảng đã có Cương lĩnh chính trị xác định đúng đắn con đường cách mạng là giải phóng dân tộc theo phương hướng cách mạng vô sản, chính là cơ sở để Đảng Cộng sản Việt Nam vừa ra đời đã nắm được ngọn cờ lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam; giải quyết được tình trạng khủng hoảng về đường lối cách mạng, về giai cấp lãnh đạo cách mạng diễn ra đầu thế kỷ XX, mở ra con đường và phương hướng phát triển mới cho đất nước Việt Nam. Chính đường lối này là cơ sở đảm bảo cho sự tập  hợp lực lượng và sự đoàn kết, thống nhất của toàn dân tộc cùng chung tư tưởng và hành động để tiến hành cuộc cách mạng vĩ đại giành những thắng lợi to lớn sau này. Đây cũng là điều kiện cơ bản quyết định phương hướng phát triển, bước đi của cách mạng Việt Nam trong suốt 86 năm qua.
      - Với chủ trương cách mạng Việt Nam là một bộ phận của phong trào cách mạng thế giới, ĐCSVN đã tranh thủ được sự ủng hộ to lớn của cách mạng thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại làm nên những thắng lợi vẻ vang. Đồng thời cách mạng Việt Nam cũng góp phần tích cực vào sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.



THIỆP XUÂN GỞI CÁC ANH BỘ ĐỘI.

Những tấm thiệp tết gởi các anh bộ đội.


Để nhớ đến công lao to lớn của các anh  đang ngày đêm canh giữ bình yên cho đất nước. Chúng em là học sinh lớp 9.2 đã làm những tấm thiệp để gởi đến các anh. Chúc các anh mạnh khỏe, bình an.




CÂY NẾU NGÀY TẾT

Cây nêu trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam có đặc điểm khá đa dạng tùy thuộc địa phương, phong tục, dân tộc, giai cấp xã hội v.v.
Cu kêu ba tiếng cu kêu
Trông mau đến Tết dựng nêu ăn chè…

Ngày xưa, cứ đến chiều 23 tháng chạp âm lịch, mọi nhà đều dựng nêu, đón Tết. Đối với người dân Việt Nam, hình ảnh cây nêu ngày Tết được coi là biểu tượng văn hóa thiêng liêng nhất. Cây nêu  gắn liền với một sự tích huyền thoại thấm đẩm tính nhân văn sâu sắc.
Trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi: Ngày xưa Quỷ chiếm toàn bộ đất nước, còn Người chỉ làm thuê, và nộp phần lớn lúa thu hoạch cho Quỷ. Quỷ ngày càng bóc lột Người quá tay, và cuối cùng Quỷ tự cho mình hưởng quyền "ăn ngọn cho gốc". Người chỉ được hưởng rạ, tuyệt đường sinh nhai nên cầu cứu Đức Phật giúp đỡ. Phật bảo Người đừng trồng lúa mà trồng khoai lang. Mùa thu hoạch ấy, Người được hưởng không biết bao nhiêu củ khoai, còn Quỷ chỉ hưởng lá và dây khoai, đúng theo phương thức “ăn ngọn cho gốc”.
Sang mùa khác, Quỷ lại chuyển qua phương thức "ăn gốc cho ngọn". Phật bảo Người lại chuyển sang trồng lúa. Kết quả Quỷ lại hỏng ăn. Quỷ tức lộn ruột nên mùa sau chúng nó tuyên bố "ăn cả gốc lẫn ngọn". Phật trao cho Người giống cây ngô (bắp) để gieo khắp nơi. Quỷ lại không được gì, còn Người thì thu hoạch cơ man là trái ngô. Cuối cùng Quỷ nhất định bắt Người phải trả lại tất cả ruộng đất không cho làm rẽ nữa.
Phật bàn với Người điều đình với Quỷ, xin miếng đất bằng bóng chiếc áo cà sa treo trên ngọn cây tre. Quỷ thấy không thiệt hại gì nên đồng ý. Khi đó Phật dùng phép thuật để bóng chiếc áo cà sa đó che phủ toàn bộ đất đai khiến Quỷ mất đất phải chạy ra biển Đông.
Do mất đất sống nên Quỷ huy động quân vào cướp lại. Trận đánh này bên Quỷ bị thua sau khi bị bên Người tấn công bằng máu chó, lá dứa, tỏi, vôi bột... và Quỷ lại bị Phật đày ra biển Đông. Trước khi đi, Quỷ xin Phật thương tình cho phép một năm được vài ba ngày vào đất liền viếng thăm phần mộ của tổ tiên cha ông. Phật thương hại nên hứa cho.
Do đó, hàng năm, cứ vào dịp Tết Nguyên đán là những ngày Quỷ vào thăm đất liền và người ta theo tục cũ trồng cây nêu để Quỷ không bén mảng đến chỗ Người cư ngụ. Trên nêu có treo khánh đất, có tiếng động phát ra khi gió rung để nhắc nhở bọn Quỷ nghe mà tránh. Trên ngọn cây nêu còn buộc một cành đa mới  hái để cho Quỷ sợ. Ngoài ra, người ta còn tùy phong tục người ta vẽ hình cung tên hướng mũi nhọn về phía đông và rắc vôi bột xuống đất trước cửa ra vào trong những ngày Tết …để cấm cửa Quỷ.
Như vậy, trong truyền thuyết, cổ tích dân gian Việt Nam đã lý giải tại sao ngày Tết phải trồng cây nêu, phải treo cành đa trước nhà và sự lý giải đó không đi ngoài truyền thuyết Phật giáo. Cây nêu trở thành biểu tượng của sự đấu tranh giữa cái thiện và ác, giữa thiên thần và quỷ dữ, nhằm bảo vệ cuộc sống bình yên cho con người. Ngày Tết thần linh về trời, con người cần có những "bửu bối" của thần nhằm đề phòng cảnh giác, chống lại sự xâm nhập của ác quỷ.
           Cây nêu trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam có đặc điểm khá đa dạng tùy thuộc địa phương, phong tục, dân tộc, giai cấp xã hội v.v. Có cây nêu mang tính nguyên sơ, không gắn liền với lễ hội mà hình thức cổ xưa nhất còn thấy ở cộng đồng người nông dân, với tục dùng cành tre dài cắm trên ruộng sau khi gặt. Khi thấy dấu hiệu này, người ta biết là chủ ruộng giữ lại mầm lúa cho mùa năm sau, không thể tuỳ tiện thả trâu bò vào ăn. Riêng đối với dân tộc thiểu số, cây nêu loại này xuất hiện ở những vùng rẫy thuộc sở hữu cá nhân chưa khai hoang. Người chủ rẫy tìm bốn cây cao to, chặt đứt ngang thân, dựng ở bốn góc rẫy như bốn cái trụ và gọi đó là cây nêu…
Những cây nêu gắn liền với các lễ hội như ngày Tết, hội làng, có hình thức cầu kỳ hơn. Cây nêu thường sử dụng một số loại cây họ tre như tre, bương, lồ ô, có độ cao khoảng 5-6 mét, chặt sạch các nhánh và lá tre, chỉ để lại trên ngọn tre có nhánh lá.  Trên ngọn cây treo một vòng tròn nhỏ, vòng tròn này buộc nhiều thứ khác nhau (tùy phong tục địa phương) như: lá phướn, chiếc khánh  (chuông gió) để những khánh đó va đập nhau kêu leng keng trong gió. Chiếc khánh, đồng âm với “khánh” có nghĩa là “phúc”: năm mới đem lại hạnh phúc cho gia đình…
            Trong những ngày Tết cổ truyền, vào buổi tối trên cây nêu có nơi còn treo một đèn lồng nhằm chỉ đường cho tổ tiên biết đường về ăn Tết với con cháu…
            Cây nêu được dựng vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, là ngày Táo quân về trời, với quan niệm rằng từ ngày 23 cho tới đêm giao thừa, vắng mặt Táo công, ma quỷ thường nhân cơ hội này lẻn về quấy nhiễu. Ngày dựng cây nêu gọi là thượng nêu, và ngày 7 tháng giêng âm lịch, làm lễ hạ nêu.
Ngày xưa cây nêu được dựng với ý nghĩa trừ ma quỷ, nhưng ý nghĩa thực của cây nêu trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam trải rộng hơn. Theo thời gian, cùng với sự phong phú của các lễ vật treo trên ngọn cây, cây nêu được coi là cây vũ trụ nối liền đất với trời, do tín ngưỡng thờ thần mặt trời của các dân tộc cổ sơ, hàm chứa ý thức về lãnh thổ của người Việt Nam. Dựng nêu ngày Tết bao gồm trong nó cả các dụng ý để trừ ma, quỷ, thờ phụng thần linh và vong hồn tổ tiên, tảo trừ những điều xấu xa của năm cũ. Trong xã hội thị tộc, chiếm hữu nô lệ thì cây nêu biểu trưng cho một cộng đồng tộc người, khẳng định địa vực cư trú của cộng đồng đó. Trong các lễ hội, cây nêu là tiêu điểm tập trung, cố kết của tâm thức cộng đồng. Ðối với người nông dân, nông lịch luôn gắn bó với cuộc sống, định hình thời vụ sản xuất và sinh hoạt, lễ hội. Thời điểm cuối năm là lúc nông nhàn, chuẩn bị bước vào các hoạt động vui chơi. Khi cây nêu được dựng lên, tất cả mọi hoạt động khác đều dừng lại. Nó tạo nên thế cân bằng tuyệt đối trong sự vận hành thay đổi giữa năm cũ và năm mới. Con người yên tâm vui chơi, cả cộng đồng sinh hoạt vui vẻ, quên đi những vất vả, nhọc nhằn của năm cũ.
                    Ngày xưa, cây nêu là biểu tượng cho sự uy quyền, nhà nào có quyền thế nhất là nhà đó cây nêu cao nhất. Gần đây, phong tục trồng cây nêu ngày Tết đã dần mất đi trong cộng đồng người Việt Nam thời hiện đại, và được thay thế với tục chơi cành hoa đào, hoa mai ngày Tết. Cây nêu chỉ còn bắt gặp tại các chùa, đình, một số vùng quê. Hiện nay, những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc dần dần được phục hồi, trong những năm gần đây cây nêu được dựng lên tại các chùa, đình, khu du lịch, các trung tâm văn hóa, công ty… thể hiện chủ quyền của nền văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam mãi mãi không bao giờ mất. Đặc biệt, cây nêu còn được coi là cây vũ trụ - nối liền Đất với Trời. Tán tròn bằng giấy đỏ tượng trưng cho Mặt Trời và ngọn nêu là nơi chim thần (sứ giả của Mặt Trời) đậu. Cuối năm trồng cây nêu để đầu năm ngọn nêu vươn lên cao đón ánh nắng xuân, sức sống xuân, để cầu cho mọi người mãi mãi một mùa xuân…
            Cây nêu của dân tộc Việt Nam còn mang triết lý âm dương, được biết qua hai chữ Càn (Trời) và Khôn (Đất) nằm trong hình ảnh cái nón và cây gậy của Chử Đồng Tử  và Tiên Dung. Nó bao hàm sự thống nhất và tương trợ giữa Âm và Dương hay sự không tách rời giữa Động và Tĩnh…
                                          NNC Trí Bửu, trước thêm năm mới Xuân Giáp Ngọ - 2014

KẾ HOẠCH THÁNG 2,3 NĂM HỌC 2016:

KẾ HOẠCH THÁNG 2,3 NĂM HỌC 2016:

- TẾT NGUYÊN TIÊU: XÉ HOA, VẼ TRANH, VIẾT THƯ PHÁP, LÀM MÂM CỖ NGÀY XUÂN, TRANG TRÍ CÂY NÊU NGÀY TẾT.
- VĂN NGHỆ
- CẮM TRẠI - THI KHOA HỌC KỸ THUẬT

GIỚI THIỆU VỀ MÂM CỖ NGÀY XUÂN

          Trong mỗi chúng ta chắc hẳn không có ai không được ăn cỗ. Bữa cỗ Việt Nam đã có từ xưa và gắn với truyền thống lâu đời của cả dân tộc, của đất nước, của làng xóm quê hương mình. Thú thật ăn cỗ không chỉ là niềm vui mà còn là nghĩa vụ của người lớn. Những đứa trẻ nhỏ được ăn cỗ là niềm vui, là kỷ niệm đọng lại trong ký ức tuổi thơ rất khó phai nhòa theo thời gian.

Từ lâu nâm cỗ đã trở thành nét văn hóa truyền thống của dân tộc ViệtNam. Dù nhà giàu có, dù nhà nghèo thì đến ngày giỗ ông bà tổ tiên, đặc biệt là ngày tết không chỉ có mâm ngũ quả mà phải có mâm cỗ mặn, có bánh các loại làm từ hạt gạo để cúng gia tiên ngày đầu năm. Theo phong tục của ông bà để lại dù cỗ tết, cỗ giỗ, cỗ cưới hay cỗ khao thì bao giờ cũng có 10 món ăn, 5 bát, 5 đĩa. 5 bát gồm: miến, bóng, măng, mọc, nấm. Đĩa gồm có thịt gà luộc, giò chả, xào, đĩa nộm, xôi. Tất nhiên cũng tùy theo điều kiện kinh tế của từng gia đình, đông hay ít người mà thêm bớt số lượng chút ít. Có nhà cỗ to có thêm thịt bò, lòng lợn, nem rán, nhiều khi có nhiều món phải xếp hai tầng đĩa.
Thông thường những hôm gia đình có cỗ để mời bà con họ hàng thân thích đến ăn thì những người mẹ, người vợ hay con dâu, con gái trổ tài khéo léo về nội trợ. Ngoài việc nấu các món ăn ngon vừa mắm, vừa muối, nhiều chị em phụ nữ còn khéo tay cắt tỉa các loại hoa quả hình lá, hình hoa để lên đĩa nộm, đĩa xào hay quả ớt, lát cà chua, củ hành làm cho đĩa thức ăn trên mâm cỗ thêm hấp dẫn, mâm cỗ sạch sẽ, khách mời đến đông đủ là niềm vui của cả chủ nhà và khách khi ngồi vào mâm cỗ.
Trên mâm cỗ bao giờ cũng có các món ăn sẵn, mâm sắp đủ 4 hoặc 6 cái bát, có nơi lại sắp 5 cái và số đôi đũa đi theo số bát, chén uống rượu và một chai rượu trắng. Nếu là cỗ cúng được đặt lên bàn thờ, chủ nhà y phục chỉnh tề, thắp ba nén hương thơm. Nếu nhà có lư hương thì đốt hương trầm hương thơm phảng phất, rồi khấn vái tổ tiên ông bà về vui sum họp, ăn tết cùng con cháu, mong tổ tiên, ông bà phù hộ cho con cháu an khang thịnh vượng.
       Tục thờ cúng tổ tiên, làm cỗ của các gia đình ViệtNamcó biểu hiện lòng thành kính, biết ơn của con cháu đối với ông bà, cha mẹ. Làm cỗ cúng gia tiên còn mang ý nghĩa giáo dục cho lớp trẻ biết, cây có gốc nước có nguồn, có tổ tiên ông bà mới có mình và con cháu hôm nay. Những mâm cỗ cúng phải hết một tuần hương mới được hạ xuống, tùy theo cách sắp xếp cỗ của gia chủ, có thể ngồi giường, có khi trải chiếu xuống nền nhà. Nhưng phải chú ý "ăn trông nồi, ngồi trông hướng" ngồi trên giường là hàng ông bà, cha mẹ, cô dì, người lớn tuổi; mâm dưới (trải chiếu dưới đất) là hàng con cháu.
            Đi ăn cỗ không phải chỉ để ăn mà còn là niềm mong mỏi, giao du, xum họp gia đình, họ hàng nội, ngoại. Lúc ăn cỗ ai cũng nói cười vui vẻ, vừa ăn vừa chúc tụng, thăm hỏi lẫn nhau, qua bữa cỗ những thắc mắc, giận hờn, hiểu lầm nhau sẽ được xóa nhòa. Từ đó mối quan hệ càng được thắt chặt hơn. Trong các bữa ăn cỗ tuy thân mật, vui vẻ song khi ăn uống cũng thể hiện nét văn hóa, lịch sự, nhất là khi được ngồi cùng mâm với ông bà, cha mẹ và người lớn tuổi. Khi ăn không được chống đũa lên mâm mà phải dùng tay sửa đũa ngay ngắn, khi gắp thức ăn không đảo xới, không dùng đũa xê dịch bát, đĩa trong mâm, trước khi ăn phải mời người cao tuổi gắp trước, không nên vừa ăn vừa nói. Các cô con gái, con dâu phải ý thức, nhất là khi có khách lạ, có người lớn tuổi.
             Mâm cỗ ngày tết ở trong gia đình cúng tổ tiên là làm cho ta có lòng tin ở sự có mặt của ông bà, cha mẹ trên bàn thờ, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con cháu. Ai cũng không dám làm điều gian dối, độc ác, e bị tội với ông bà, cha mẹ, tổ tiên và muốn được hưởng, phúc đức của tổ tiên để lại cho con cháu. Mâm cỗ ngày tết thường khác với tiệc liên hoan, khao gặp gỡ, ăn mừng thắng lợi. Mâm cỗ rất quen thuộc với người ViệtNamtừ thành phố đến nông thôn vào những ngày tết xuân về. Những người đi xa quê hương xứ sở nhiều năm vào những ngày tết khi nghĩ về quê hương đều nhớ đến không khí ấm cúng gia đình và hương vị mâm cỗ tết đầu năm.
Theo VHNT Ẩm thực

ĐẠI HỘI ĐẢNG LẦN THỨ XII ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM.

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII Đảng Cộng sản Việt Nam họp từ ngày 20- 28/01/2016 tại Thủ đô Hà Nội.


Sáng 29/1, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị Báo cáo viên các tỉnh, thành phố, các cơ quan và đảng ủy trực thuộc Trung ương tháng 2/2016 bằng hình thức trực tuyến thông tin nhanh về kết quả Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và định hướng công tác tuyên truyền trong thời gian tới.

Thông tin nhanh Kết quả Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, đồng chí Mai Văn Ninh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nêu rõ: Với tinh thần "Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Đổi mới", với ý thức trách nhiệm cao trước Đảng, nhân dân và đất nước, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã hoàn thành tốt đẹp toàn bộ nội dung, chương trình đề ra.

Đại hội biểu thị sự thống nhất ý chí và quyết tâm sắt đá của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong những năm tới, thực hiện bằng được mục tiêu tổng quát : "Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Giữ gìn hòa bình, ổn định, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế để phát triển đất nước. Nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới".

Đại hội đã thảo luận và thông qua những chủ trương, quyết sách quan trọng, có giá trị định hướng và chỉ đạo sâu sắc toàn bộ quá trình triển khai tổ chức thực hiện phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước nhanh, bền vững, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đại hội khẳng định quyết tâm tiếp tục tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực trí tuệ, phẩm chất và đạo đức cách mạng, làm cho Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Đại hội nhấn mạnh yêu cầu tăng cường sự đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động của toàn Đảng trên cơ sở Cương lĩnh, đường lối, quan điểm, nguyên tắc của Đảng; thường xuyên bồi đắp sự gắn bó mật thiết giữa Đảng với nhân dân - những phẩm chất cao quý, tốt đẹp, cốt lõi thể hiện bản chất và sức sống của Đảng.

LỊCH THI VIOLIMPIC TOÁN CẤP TRƯỜNG.

LỊCH THI : Ngày 21/01/2016
* Buổi sáng: Tất cả các khối lớp - Khối lớp 6 từ 10:h00 đến 10h30.  và khối lớp 8: từ 7h00 đến 7h30. 
* Buổi chều:- Khối lớp 7 : từ 1h30 đến 3h. - Khối lớp 9 : từ 13h00 đến 16h30. 

LỊCH THI IOE CẤP THÀNH PHỐ NĂM HỌC: 2015-2016.

LỊCH THI: Ngày 16/01/2016
 * Buổi sáng: Tất cả các khối lớp - Khối lớp 3 và khối lớp 8: từ 7h00 đến 7h30. - Khối lớp 4 và khối lớp 9: từ 8h00 đến 8h30. - Khối lớp 5: từ 9h00 đến 9h30. - Khối lớp 6: từ 10h00 đến 10h30. - Khối lớp 7: từ 11h00 đến 11h30. 

LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA NGÀY HỌC SINH SINH VIÊN (9/1/1950 - 9/1/2016)

LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA NGÀY HỌC SINH SINH VIÊN (9/1/1950 - 9/1/2016)


Từ giữa năm 1949 đến đầu năm 1950 phong trào đấu tranh của thanh niên học sinh, sinh viên chống chủ nghĩa thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ, chúng “ độc lập” giả hiệu, chống khủng bố đàn áp, đòi đảm bảo an ninh cho học sinh, đòi được học tiếng mẹ đẻ… đã diễn ra rầm rộ, liên tục và rộng khắp từ Nam chí Bắc. Tại Saì Gòn, các tầng lớp đồng bào cũng tích cực hưởng ứng dưới nhiều hình thức : biểu tình chống sưu thuế, chống bắt lính, đòi công ăn việc làm. Học sinh, sinh viên bãi trường, bãi khóa liên miên.

Ngày 9 tháng 1 Ngày truyền thống Học sinh Sinh viên Việt Nam Ngày 09/01/1950, Đoàn Thanh Niên cứu quốc và Đoàn học sinh Sài Gòn - Chợ Lớn đã vận động và tổ chức cho hơn 2.000 học sinh , sinh viên các trường Pétrus Ký, Gia Long, Nguyễn Văn Khuê, Huỳnh Khương Ninh, trường Đại học Y Dược, Pháp Lý, các trường chuyên nghiệp vô tuyến điện, công chính, kỹ thuật, khoa học,… cùng nhiều giáo viên và 7.000 nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn biểu tình đòi bảo đảm an ninh cho học sinh, sinh viên học tập và trả tự do cho những học sinh, sinh viên bị bắt – trong đó có Ban lãnh đaọ học sinh cứu quốc Saì Gòn. Đoàn biểu tình kéo đến Nha học chính và Dinh thủ hiến bù nhìn đưa yêu sách. Bọn cảnh sát và lính lê dương ra đàn áp dã man đoàn biểu tình. Thái độ đó đã làm đám đông phẫn nộ, bùng nổ cuộc xung đột. Những người biểu tình dùng mọi thứ vũ khí có trong tay chống trả quyết liệt với lính Pháp, lính Âu Phi và công an Bình Xuyên. Trần Văn Ơn, người thanh niên tiêu biểu cho lòng yêu nước và ý chí đấu tranh bất khuất của học sinh, sinh viên đã bị bọn chúng giết hại trong cuộc xung đột đó. Tại Sài Gòn, ngày 12/01/1950 đám tang anh Trần Văn Ơn đã biến thành cuộc biểu tình thị uy của trên 5 vạn người đứng trên các hè phố tiễn đưa anh. Lễ tang anh Trần Văn Ơn cũng đã được cử hành trên khắp các tỉnh thành trong cả nước. Hàng triệu lượt học sinh, sinh viên và đồng bào các giới đã đeo băng tang truy điệu với lòng thương tiếc và xuống đường tuần hành bày tỏ ý chí căm thù.


   Bài điếu văn trong buổi lễ tang có câu :
          “Ai chết vinh buồn chăng ? Ai sống nhục thẹn chăng ?”
            Những câu hỏi đó cứ vang mãi trong những tháng năm đen tối của đất nước, thúc giục bao thế hệ trẻ noi gương Trần Văn Ơn, quên mình xông lên phía trước. Đại hội Liên đoàn Thanh niên Việt Nam tháng 2/1950 tại căn cứ địa Việt Bắc đã lấy ngày 09/01 làm ngày truyền thống hàng năm của học sinh, sinh viên Việt Nam. Truyền thống vẻ vang đó đã được các thế hệ học sinh, sinh viên kế thừa oanh liệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và trở thành bất diệt.

GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN

GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN

Chăm sóc sức khỏe vị thành niên là một vấn đề xã hội rất quan tâm, nếu không được cung cấp kiến thức đầy đủ sẽ dễ dẫn đến nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến đạo đức lối sống, việc học hành, có khả năng ảnh hưởng đến cả tương lai sự nghiệp của các em, đến chất lượng dân số của toàn xã hội.
        Chính bởi vậy trong  các năm học nhà trường luôn có hoạch tổ chức các buổi ngoại khóa nhằm tạo cho các em những hiểu biết cơ bản chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, phòng chống tội phạm vị thành niên nhằm trang bị cho các em những kiến thức cơ bản cần thiết.