NHỮNG ĐÓA HOA TƯƠI THẮM CỦA NGÀY 8/3

Ban phân hội phụ huynh lớp tăng hoa cho GVCN nhân ngày 8/3.


SINH HOẠT 8/3 DƯỚI CỜ.

Ngày 7/3 trường THCS Lý Tự Trong tổ chức sinh hoạt 8/ 3 dưới cờ rất ý nghĩa và thu hút sự tham gia nhiệt tình từ giáo viên và học sinh.

TẾT NGUYÊN TIÊU Ở TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG

        Ngày rằm tháng giêng là ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới, nhân dân ta goi là Tết Nguyên Tiêu. Tết Nguyên Tiêu cũng gọi là Nguyên Tịch, Nguyên Dạ hay còn gọi là tết Thượng Nguyên. Từ một lễ hội xa lạ có nguồn gốc từ Trung Hoa đã biến đổi thành một ngày Tết mang đậm bản sắc rất riêng của người dân Việt, thấm nhuần giáo lý Phật pháp. Do rằm tháng giêng trùng hợp với lễ Thượng nguyên và Tết Nguyên tiêu trong dân gian, đồng thời ngày này là rằm đầu tiên của năm mới, thời điểm thích hợp nhất để cầu nguyện an lành cho cả năm, nên thu hút sự tham gia đông đảo của giới Phật tử và toàn thể dân chúng. Người dân Việt Nam ta tới rằm tháng giêng thường hay đi chùa để cầu nguyện quốc thái dân an, một năm mới an bình, thịnh vượng, nhà nhà hạnh phúc ấm no. Đây là một tập tục rất đẹp của người Việt Nam. “ Kim dạ nguyên tiêu, nguyệt chính viên” là một câu thơ rất hay trong bài “ Nguyên Tiêu” của chủ tịch Hồ Chí Minh. Vầng trăng đã tròn lại ở thời điểm giữa tháng nên đầy đặn, tròn trĩnh hơn. Sức tỏa sáng của trăng làm cho cảnh vật từ trời cao đến dòng sông, mặt nước đều sáng lên vẻ tươi mới, trẻ trung, xuân sắc. Ánh trăng chan chứa tràn ngập không gian. Quả là một đêm rằm thật đẹp. Vẻ đẹp của ánh trăng tinh khiết, trong trẻo khiến con người ta như tĩnh lại giữa dòng đời xô bồ của cuộc sống, tìm được thứ soi sáng chính tâm hồn mình.

  Trường THCS Lý Tự Trọng đã giúp cho học sinh trở về với những phong tục của dân tộc ta lúc xưa trong ngày tết Nguyên Tiêu. Như trang trí cây nêu ngày tết, hình ảnh cây nêu ngày Tết được coi là biểu tượng văn hóa thiêng liêng xua tà ma, quỷ dữ mang đến may mắn bình an cho mọi nhà; gói bánh chưng bánh tét bằng những đạo cụ để tỏ tấm lòng biết ơn thành kính đối với trời đất, tưởng nhớ đến những vua Hùng đã có công dựng nước trong buổi đầu sơ khai. Một nét đẹp không thể thiếu đối vơi trường THCS trong ngày tết Nguyên Tiêu là cuộc thi viết thư pháp, hình ảnh ông đồ do từng lớp hóa trang bày mực tàu, giấy đỏ viết câu đối Tết trở nên rất thú vị, quen thuộc như con người ta tìm về một thoáng huy hoàng của ông đồ ngày xưa. 
Ông đồ của lớp 9/2 đạt giải ba.
-Cây nêu đạt giải nhì của lớp.

Đến với buổi sinh hoạt chúng em còn trổ tài khéo tay của mình qua việc trang trí cây hoa ngày tết. Đan xen với nhũng hoạt động ý nghĩa đó là các tiết mục văn nghệ lần lượt diễn ra rộn ràng khúc ca xuân làm cho không khí vui tươi lại càng vui tươi, nhộn nhịp hơn. Buổi lễ diễn ra thành công tốt đẹp như báo hiệu một năm học thành công, gặt hái được nhiều thành quả tốt đẹp trong học tâp!

RẦM THÁNG GIÊNG

RẰM THÁNG GIÊNG VỚI NGƯỜI VIỆT
Rằm tháng giêng với người Việt
Bắt đầu từ mùng 6 tháng Giêng hàng năm, tính theo lịch âm, khai hội chùa Hương cũng chính là thời điểm “khai mạc” mùa lễ hội của dân tộc Việt. 

Ngày thơ Việt Nam - nét đẹp văn hóa của Lễ hội rằm tháng Giêng của người Việt...

Trong các tháng lễ hội, có lẽ tháng Giêng dường như là tháng có nhiều lễ hội nhất bởi ông bà ta xưa quan niệm “tháng Giêng là tháng ăn chơi”…Và lễ hội được tổ chức “đình đám” nhất, “to” nhất không nói ai ai cũng biết đó là Lễ hội rằm tháng Giêng!

“Tôi lên chùa” ... Hôm nay là rằm tháng Giêng, hay còn được gọi là lễ Thượng Nguyên. Từ xa xưa, trong dân gian Việt Nam đã truyền tụng câu ca:
"Lễ Phật quanh năm
không bằng ngày rằm tháng Giêng

Vì sao có Lễ hội Rằm tháng Giêng?

Lễ hội rằm tháng Giêng được du nhập vào Việt Nam theo phong tục Tết Nguyên Tiêu của người Hoa. Tết Nguyên Tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới (Nguyên là thứ nhất, Tiêu là đêm.) Nguyên tiêu là đêm rằm đầu tiên của một năm (ngày rằm tháng giêng âm lịch). Tết Nguyên Tiêu còn gọi là Tết Thượng nguyên bởi vì còn có Tết Trung Nguyên (rằm tháng bảy) và Tết Hạ Nguyên (Rằm tháng mười).

Vì ảnh hưởng tam giáo (Nho, Lão, Phật) cho nên người Việt cũng có Lễ Thượng nguyên mà chúng ta vẫn thường gọi là Rằm tháng Giêng:
“Rằm tháng giêng ai siêng thì quải,
Rằm tháng bảy kẻ quải, người không.
Rằm tháng mười, mười người mười quải.

Trong tâm thức người Việt…

Những người Việt xưa và nay theo đạo Nho coi Lễ hội rằm tháng Giêng là Tết Trạng nguyên. Nhân dịp trăng sáng đầu năm, nhà vua cho mở đại tiệc tại vườn thượng uyển, triệu các vị trạng nguyên đến dự hội, ngắm cảnh xem hoa làm thơ xướng họa, ca ngợi các vẻ đẹp thiên nhiên và ân đức nhà vua đã đem lại thái bình thịnh trị.

Viết đến đây, tôi lại nhớ có người nước ngoài đã nói: “Trong tâm hồn người Việt Nam luôn có một ông quan và một nhà thơ”. Ông quan thì tôi chưa chắc lắm, nhưng “nhà thơ” thì đúng rồi. Gần 10 năm nay, Hội nhà văn Việt Nam đã lấy ngày rằm tháng Giêng làm Ngày thơ Việt Nam để tôn vinh thơ ca. Tất cả các tỉnh thành đều tổ chức ngày thơ như một lễ hội và bài thơ Nguyên tiêu của Chủ tịch Hồ Chí Minh bao giờ cũng là “diễn văn” khai hội chào mừng...

Với những người theo đạo Phật, thật ra rằm tháng Giêng tuy không phải là lễ quan trọng của Phật giáo so với rằm tháng Tư (Phật đản) và rằm tháng Bảy (Vu lan) nhưng trùng hợp với lễ Thượng nguyên và Tết Nguyên tiêu trong dân gian, đồng thời ngày này là rằm đầu tiên của năm mới, thời điểm thích hợp nhất để cầu nguyện an lành cho cả năm, nên thu hút sự tham gia đông đảo của giới Phật tử và toàn thể dân chúng.

Trong dân gian với số đông người theo phong tục thờ cúng ông bà thì rằm tháng Giêng trước hết được hiểu một cách đơn giản là ngày rằm lớn.

Tùy theo tín ngưỡng và ngành nghề, có gia đình lễ bái chư Phật, có gia đình cúng thổ công, thần tài hoặc cúng âm hồn các đẳng... Nhưng không ai có thể quên bày mâm cỗ để cúng gia tiên, bày tỏ lòng hiếu kính với ông bà, cha mẹ, cảm ơn trên đã phù hộ cho con cháu an lành, làm ăn khá giả…

Mâm cỗ cúng gia tiên vào ngày rằm tháng Giêng theo từng tín ngưỡng của từng gia đình sẽ có sự khác nhau và tùy từng vùng miền…

Gia đình theo đạo Phật sẽ cúng chay và ăn chay. Lễ vật dâng cúng thường dùng rau quả, trầu cau, chè xôi, các món đậu, canh xào...

Ở các chùa thôn quê, làng quê, cỗ bàn chỉ dùng tương chao, hoa quả nấu với đậu khuôn, đậu phụng, dầu phụng, không thêm nhiều hương liệu nên khi ăn người ta hay bảo nhau: ăn chay phải trộn nhiều món vào một tô mới ngon.

Ở miền Trung, nhiều người không theo đạo Phật thì ngày rằm cúng chè xôi và cúng mặn. Cỗ bàn mặn cũng gồm các món cơm canh tuy không thịnh soạn như ngày Tết Nguyên đán…

Một nét văn hóa chung gặp nhau của cả 3 miền Bắc- Trung – Nam của Lễ hội rằm tháng Giêng chính là dòng người từ già đến trẻ, đi lễ đầu xuân, lên chùa cầu an. Đây được xem là một phong tục đẹp, một nét sinh hoạt văn hoá của dân tộc Việt Nam.

Không biết những thỉnh cầu có đến được cửu trùng hay không, nhưng mọi người đều tin rằng sau khi đi lễ đầu năm hay đi trảy hội trở về, tâm hồn của họ như được thắp sáng lên và ngày mai cuộc sống sẽ tươi đẹp hơn.

Và đêm mai(đêm 15 tháng giêng) sẽ là đêm Nguyên tiêu 2011, đêm đẹp nhất của ánh trăng của năm Tân Mão…Dù bao biến đổi của đất trời đã và đang diễn ra nhưng xưa và nay, vầng trăng tháng Giêng vẫn vẹn nguyên như thế, tròn và trong sáng giữa trời xuân. Thế thôi cũng đủ để lòng người ta cảm tạ trời đất ban cho mặt trời còn tặng cả vầng trăng. Trăng già còn trăng non, trăng tròn thêm trăng khuyết. Trăng mùa đông tàn thì còn trăng xuân đón đợi. Đó chính là vầng trăng tỏa sáng cái tết trăng tròn đầu tiên khởi sự cho một năm: rằm tháng Giêng!
Thanh Loan (Tầm Nhìn)




© 2008-2016  Bản quyền thuộc về Báo Giác Ngộ 

NÉT ĐẸP TRONG NẾP SỐNG NGÀY TẾT CỔ TRUYỀN CỦA NGƯỜI VIỆT

Nét đẹp trong nếp sống ngày Tết cổ truyền của người Việt



     Tết Nguyên Đán là tiết lễ đầu tiên trong năm, mở đầu cho một năm mới với bao niềm tin và hy vọng về những thay đổi tốt lành. Sau những tháng ngày tảo tần, vất vả làm ăn, “năm hết Tết đến” là dịp để mọi người nghỉ ngơi và sum họp. Bởi thế Tết là một sinh hoạt văn hóa với nhiều ý nghĩa vô cùng thiêng liêng và cao quý của dân tộc Việt Nam ta.
   Quanh năm suốt tháng, mọi người đều phải lo làm ăn để kiếm sống, có người phải đi làm ăn nơi đất khách quê người. Vì thế, ngày Tết là ngày để mọi người được đoàn tụ dưới mái ấm gia đình của mình. Hầu hết mọi người, dù có khó khăn đến đâu, dù cách xa đến đâu, họ cũng cố gắng trở về để cùng đón Tết với gia đình. Tất cả các thành viên trong gia đình đều cùng nhau chuẩn bị cho ngày Tết. Các mẹ, các chị thì lo việc bếp núc, cổ bàn, còn những người đàn ông, con trai thì lo quét dọn nhà cửa, vườn tược, bàn thờ gia tiên cho trang nghiêm, sạch đẹp.
        Ngày thường, rất hiếm khi tất cả các thành viên trong gia đình có mặt đông đủ. Chỉ có ngày Tết mọi người trong gia đình mới có cơ hội để quây quần bên nhau, cùng ăn cơm với nhau và cùng nhau hàn huyên tâm sự, chia sẻ và cảm thông cho nhau. Do vậy, ngày Tết là ngày của sự đoàn tụ, là ngày để mọi người trở về với gia đình huyết thống của mình. Sự trở về này làm cho mọi người cảm thấy ấm áp tình người, không còn thấy mình bị lạc lõng, bơ vơ giữa dòng đời táp nập.
      Nét đẹp văn hóa truyền thống ngày tết Cùng với sự trở về với gia đình huyết thống là sự trở về với gia đình tâm linh. Từ rất xa xưa, người Việt chúng ta đã biết thờ cúng ông bà, tổ tiên của mình. Dù có nghèo khó đến mấy, mọi gia đình đều cố gắng sắm sửa một vài mâm cổ để cúng ông bà, tổ tiên, mời ông bà tổ tiên cùng về đón Tết với con cháu. Việc làm này đã tác động sâu sắc vào tâm thức của những người con đất Việt, nhắc nhở mọi người nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của ông bà, cha mẹ, làm cho lòng hiếu thảo trong mỗi người con được tiếp thêm sức mạnh, được nuôi lớn không ngừng.

     Ngày đầu năm đi chùa lễ Phật đã trở thành một tập tục của người dân nước ta. Phần lớn người dân Việt, dù theo đạo Phật hay không theo đạo Phật, họ đều đến chùa vào ngày đầu năm. Mọi người đến chùa để lễ Phật, để cầu nguyện và hái lộc đầu Xuân. Đối với người Việt chúng ta, ngày đầu năm có ý nghĩa rất quan trọng, nó có thể ảnh hưởng đến đời sống của bản thân suốt cả một năm. Vì thế mọi người đã tìm đến với chốn thiên, nơi trang nghiêm, thanh tịnh để gột sạch thân tâm. Khi lễ Phật, thân quỳ trước đức Phật nên thân nghiệp được thanh tịnh, miệng xưng tán danh hiệu Phật và phát lời cầu nguyện chân chính nên khẩu nghiệp được thanh tịnh, tâm ý duyên theo danh hiệu Phật và lời cầu nguyện nên ý nghiệp được thanh tịnh. Ngày Xuân đi chùa ngoài việc lễ Phật và cầu nguyện, mọi người còn có thói quen hái lộc đầu Xuân. Người ta hái một nhánh lá, một cành hoa trong vườn chùa với niềm tin là sẽ được may mắn, an lành trong một năm, mong sao năm mới có được một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
      Như vậy, Tết là một dịp tốt để mọi người trở về với gia đình tâm linh, sống với đời sống tâm linh của mình. Sự trở về này đã tiếp thêm sức mạnh cho mọi người trong cuộc sống, giúp mọi người tự tin hơn và lạc quan hơn trước những biến cố của cuộc đời. Không những thế, ngày Tết còn là dịp nhắc nhở mọi người nhớ đến những vị ân nhân của mình và cũng là dịp để thể hiện lòng biết ơn. Người Việt chúng ta đã nhắc nhở nhau rằng:
                                        “Mồng một ăn Tết nhà cha

Mồng hai nhà mẹ, mồng ba nhà thầy.”

          Qua đây cho chúng ta thấy rằng, người Việt Nam rất trọng hiếu đạo. Làm người thì điều quan trọng nhất là phải hiếu thảo với cha mẹ. Cha mẹ là người sinh ra ta, giáo dưỡng ta nên người, đã chịu không biết bao nhiêu cay đắng để cho chúng ta có được một cuộc sống ngọt bùi. Cha mẹ đã hy sinh cả cuộc đời mình cho con. Vì thế, làm con thì phải hiếu thảo với cha mẹ, ngày đầu năm phải thăm viếng cha mẹ, mừng tuổi cha mẹ, phải chăm lo cho cha mẹ để cha mẹ được vui lòng.
          Sau cha mẹ là người thầy. Cha mẹ là người sinh ra ta, còn thầy là người tác thành sự nghiệp cho ta, dạy cho ta biết những điều hay, lẽ phải trong cuộc sống. Ân tình của thầy cũng vô cùng sâu nặng. Cho nên làm người thì phải biết đền đáp công ơn dạy dỗ của thầy. Một trong những cách thức thể hiện lòng biết ơn và đền ơn đối với thầy là phải thăm viếng thầy vào dịp đầu Xuân. Người học trò không nhất thiết phải đem mâm cao cỗ đầy đến cho thầy, chỉ cần đến với thầy bằng tấm chân tình thì dù không có một món quà nào cả cũng đủ làm ấm lòng thầy, đủ làm cho thầy hạnh phúc lắm rồi. Sự viếng thăm những người thân, những vị ân nhân trong ngày Tết là một nghĩa cử cao đẹp. Và có một điều mà người Việt chúng ta cũng rất chú trọng trong dịp Tết, đó là sự thận trọng trong mọi cử chỉ, hành vi của mình. Bởi mọi người nghĩ rằng, những gì diễn ra trong ngày đầu năm sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của năm đó, cho nên mọi người rất thận trọng trong lời nói, cách ứng xử của mình và trong việc làm của mình. Ngày tết, mọi người kiêng cử những lời gắt gỏng, những hành động, việc làm thô lỗ như chửi mắng, đánh đập… Dù cho trong năm cũ có những sự hiểu lầm, thù oán hay ganh ghét, đố kỵ nhau thì đến ngày Tết người ta cũng vui vẻ bỏ qua cho nhau, mọi người thường nhắc nhở nhau rằng, “Giận đến chết, ngày Tết cũng vui”. Đây chính là sự biểu hiện của một sức sống cộng đồng thân ái, bao dung, độ lượng và đầy trách nhiệm. Trong những ngày Tết còn có nhiều trò vui chơi giải trí, các hội thi bình dân, lành mạnh và bổ ích để cho mọi người có thể vui chơi, như là đua thuyền, thi đấu vật, thi đấu bóng đá, bóng chuyền, kéo co... Các cuộc thi này bao giờ cũng thu hút đông đảo người xem. Tục xin chữ ngày Tết, treo câu đối đỏ, treo tranh thư pháp... cũng là những thú chơi tao nhã và mang nhiều ý nghĩa cao quý. Đầu năm người thường xin chữ nhẫn, chữ phúc, lộc, thọ, chữ tâm, chữ đức... Những chữ này cũng như nội dung của các câu đối, các câu thư pháp đều chứa đựng trong nó những ý nghĩa sâu sắc. Ngoài những câu có nội dung cầu chúc những điều may mắn cho năm mới, còn lại phần lớn là những câu, những chữ có tác dụng giáo dục đạo đức, tình cảm cho con cháu trong gia đình.
       Những nét đẹp trong nếp sống ngày Tết của nhân dân ta có vai trò quan trọng trong việc giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ. Giữ gìn và phát huy những nét đẹp ấy là một việc làm có ý nghĩa, góp phần làm cho bộ mặt và bản sắc văn hóa Việt thêm phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, văn minh, và tốt đẹp hơn.
       Những bậc phụ huynh, những người làm công tác giáo dục, công tác văn hóa phải là những người đi đầu và làm gương trong việc giữ gìn và phát huy những nét đẹp trong nếp sống ngày Tết của người Việt. Và tất cả mọi thành viên trong xã hội cũng phải nêu cao ý thức này. Có như thế đất nước ta mới có thể càng ngày càng tiến bộ, càng ngày càng văn minh, hạnh phúc.



LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁNG.

Học sinh bắt đầu nghỉ Tết từ ngày 05/02 đến hết ngày 14/02/2016. Các em chú ý lịch nghỉ Tết và thực hiện tốt nhé. Chúc các em có một cái tết thật vui vẻ và ấm cúng bên gia đình.

QUÁN TRIỆT MỘT SỐ YÊU CẦU TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT BÍNH THÂN 2016

MỘT SỐ YÊU CẦU TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT BÍNH THÂN 2016

1.   Tích cc tham gia các hot đng “Mng Đng – Mng Xuân” do y ban Nhân dân, ngành Giáo dc và các ban ngành liên quan ca thành ph t chc.
2.    Tham gia thc hin các hot đng vui chơi lành mnh.
3.     Không tham gia các trò chơi nguy him.
4.      Không tham gia các hot đng tàng tr, s dng trái phép các cht gây cháy, gây n,… Đc bit, không tham gia vn chuyn, mua bán, tàng tr hoc đt pháo, đt đèn tri, s dng các loi đ chơi nguy him b cm.
5.    Không tham gia các hot đng gây ri trt t an toàn xã hi, các t nn xã hi như ung nước có cht cn, chơi các trò chơi ăn tin mang tính c bc dưới mi hình thc, mê tín d đoan, không s dng văn hóa phm có ni dung thiếu lành mnh,…
6.    Tuyên truyn thc hin Văn hóa giao thông đ đm bo an toàn cho chính mình và gia đình, cnh báo nguy cơ tai nn giao thông trong nhng ngày trước, trong và sau Tết, không s dng xe mô tô – xe máy, đng thi phi đi mũ bo him đm bo cht lượng khi được ph huynh đưa đón bng mô tô, xe máy. Đc bit, không vi phm pháp lut v An toàn giao thông.
7.    Thc hin tt n nếp (đc bit tác phong), chuyên cn ngay trong nhng ngày cui năm và đu năm mi.
*Nếu hc sinh nào vi phm s b các hình thc k lut sau:
Cá nhân: H hnh kim.

Tp th: H mt bc v th trong thi đua ca Hc kỳ II.