VÀI NÉT VỀ ANH HÙNG LÝ TỰ TRỌNG

Lý Tự Trọng quê ở xã Thạch Minh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh nhưng lại sinh ra tại tỉnh NaKha - Thái Lan. Năm 1923, chỉ mới 10 tuổi, Lý Tự Trọng được sang Trung Quốc học tập, học giỏi, nói thạo tiếng Hán và tiếng Anh. Anh hoạt động trong Hội Thanh niên Cách mạng đồng chí. Năm 1929, Lý Tự Trọng về nước hoạt động với nhiệm vụ thành lập đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và làm liên lạc cho xứ uỷ Nam Kì với Đảng Cộng sản Việt Nam.

Chân dung anh Lý Tự Trọng


Ngày 9 tháng 2 năm 1931, trong buổi mít tinh kỉ niệm một năm cuộc khởi nghĩa Yên Bái tổ chức tại Sài Gòn, khi mật thám đến đàn áp, Lý Tự Trọng đã bắn chết thanh tra mật thám Legrant, anh bị bắt và kết án tử hình.
Lúc ra tòa xét xử. Người thanh niên 17 tuổi ấy đã lấy vành móng ngựa để làm diễn đàn lên án ách thống trị thực dân, kêu gọi nhân dân đứng dậy đấu tranh. Luật sư bào chữa cho anh xin tòa mở lượng khoan hồng vì anh chưa đến tuổi thành niên, đã hành động không có suy nghĩ. Lý Tự Trọng nói:
"Tôi hành động không phải là không suy nghĩ. Tôi hiểu việc tôi làm. Tôi làm vì mục đích cách mạng. Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác. Tôi tin rằng nếu các ông suy nghĩ kĩ thì các ông cũng cần phải giải phóng dân tộc, giải phóng những người cần lao như tôi"
Chánh án tuyên án xử tử anh, Lý Tự Trọng vẫn bình tĩnh. Khi được hỏi anh có ăn năn gì không, anh đứng trước vành móng ngựa, mặt thẳng phía trước chỉ nói một câu: "Không ăn năn gì cả!"
Lý Tự Trọng sống những ngày cuối cùng của cuộc đời mình trong xà lim án chém khám lớn Sài Gòn. Mọi chi tiết về người tù án chém "Trọng con" được gác ngục, chủ khám truyền ra ngoài với một lòng cung kính, khâm phục: "Ông nhỏ ngày nào cũng tập thể dục! Nhìn ông nhỏ sống không ai tưởng tượng được là người đợi đến ngày lên máy chém".
Những án chém đế quốc thường để hàng năm mới đem ra xử. Riêng vụ "Trọng con", một vụ án "đổ nhiều mực" của báo chí thời đó, chưa được 6 tháng đã xử.
Bà Angđơrê Viôlít đã viết về giờ phút cuối cùng của Lý Tự Trọng: "Ngày 21/11/1931 thì Huy (tức là Trọng) bị đem xử tử. Sài Gòn hết sức xúc động. Hôm ấy phải ra lệnh thiết quân luật. Từ khám lớn vang ra ngoài đuờng phố, tiếng la hét của tù chính trị. Tiếng thét từ lồng ngực và từ trái tim của họ đã đi theo Huy ra trường chém. Phải điều quân đội và lính cứu hỏa để phun nước đàn áp họ. Trong những tường giam của khám lớn đã xảy ra những chuyện như thế. Trước máy chém, Huy định diễn thuyết, song hai tên sen đầm nhảy xô đến không cho anh nói. Người ta chỉ nghe thấy tiếng anh kêu 'Việt Nam! Việt Nam!'. Huy cũng như Phạm Hồng Thái, cũng như nhiều người khác, là những anh hùng của nền độc lập Việt Nam".
Lý Tự Trọng trước khi lên máy chém mấy lần gọi "Việt Nam" và đã hát nhiều lần bài "Quốc tế ca".
Lý Tự Trọng là con của một gia đình cách mạng quê ở xã Việt Xuyên huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Anh sinh ở Thái Lan; chín, mười tuổi anh được đưa sang Trung Quốc học. Năm 1928, anh gia nhập cơ quan của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên. Năm 1929, Lý Tự Trọng về nước, với nhiệm vụ thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản ở Sài Gòn Chợ Lớn. Anh làm liên lạc cho các đồng chí cộng sản ở nước ngoài qua các chuyến tàu đến cảng Sài Gòn. Ngày 09/02/1931, trong buổi kỷ niệm một năm cuộc bạo động Yên Bái, tên thanh tra mật thám Lơ Gơrăng chực nhảy tới bắt người đang giương cờ và diễn thuyết, Lý Tự Trọng đã nhảy ra bắn chết Lơ Gơrang. Lý Tự Trọng bị địch bắt, bị tra tấn hết sức dã man. Anh bị thực dân Pháp kết án tử hình.
Trong xà lim án chém
Năm 1931, một ngày cuối xuân, thực dân Pháp đưa Lý Tự Trọng từ bót Catina đến tòa án để kết án anh tội tử hình. Người thanh niên cộng sản mới 17 tuổi ấy đã lấy vành móng ngựa để làm diễn đàn lên án bọn thống trị, kêu gọi nhân dân đứng dậy đấu tranh. Luật sư bào chữa cho anh xin tòa mở lượng khoan hồng vì anh chưa đến tuổi thành niên, đã hành động không có suy nghĩ. Lý Tự Trọng dõng dạc nói:
- Tôi hành động không phải là không suy nghĩ. Tôi hiểu việc tôi làm. Tôi làm vì mục đích cách mạng. Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác. Tôi tin rằng nếu các ông suy nghĩ kĩ thì các ông cũng cần phải giải phóng dân tộc, giải phóng những người cần lao như tôi.
Chánh án, một tên quan cai trị thực dân tuyên án xử tử anh Trọng. Lý Tự Trọng vẫn bình tĩnh. Tên thực dân Pháp hỏi anh có ăn năn gì không; Lý Tự Trọng đứng trước vành móng ngựa, mặt thẳng phía trước chỉ nói một câu: "Không ăn năn gì cả!"
Ở trong xà lim án chém khám lớn Sài Gòn, Lý Tự Trọng oanh liệt sống những ngày cuối cùng của cuộc đời mình. Mọi chi tiết về người tù án chém "Trọng con" được những tên gác ngục, tên chủ khám truyền ra ngoài với một lòng cung kính, khâm phục: "Ông nhỏ ngày nào cũng tập thể dục! Nhìn ông nhỏ sống không ai tưởng tượng được là người đợi đến ngày lên máy chém".
Gương mặt Lý Tự Trọng rắn rỏi và kiên nghị. Anh nhớ lại những ngày thơ ấu trên đất Xiêm, nơi cha mẹ anh vì trốn tránh sự khủng bố của đế quốc sang ẩn nấu ở bên kia bờ sông Cửu Long và sinh ra anh. Lý Tự Trọng tưởng như thấy lại các chiến sĩ Cộng Sản Trung Quốc bị Quốc dân đảng phản bội bắn chết hàng loạt bên bờ sông Châu Giang trên đất Quảng Châu sau ngày Công Xã Quảng Châu thất bại. Anh nhớ lại có lần cùng với các đồng chí lớn tuổi đi viếng mồ liệt sĩ Phạm Hồng Thái ở Hoàng Hoa Cương. Người thanh niên yêu nước Phạm Hồng Thái năm 1926 đã ôm bom vào giết tên toàn quyền Pháp MecLanh ở Tô Giới Pháp sau nhảy xuống sông Châu Giang để khỏi sa vào tay giặc. Lý Tự Trọng bồi hồi nhớ lại lần đầu được đặt chân lên Ô Cấp, được về hoạt động trên đất nước thân yêu, những lúc vùi đầu vào các trang sách đầy hào hứng những lúc trò chuyện ngắn ngủi với các đồng chí ở cơ sở nhớ cả lúc bị sa vào tay giặc... Những đòn tra tấn của quân giặc không làm lay chuyển được ý chí của anh. Trong xà lim án chém, Lý Tự Trọng làm bạn với "Truyện Kiều" của Nguyễn Du. Cuốn này do vợ tên chủ khám biếu. Những câu thơ lục bát trong sáng, tài hoa của thi hào Nguyễn Du đã quyện lòng anh với tâm hồn hồn dân tộc. Anh chưa đặt chân lên làng quê anh bên dòng sông La. Dòng sông ấy chảy qua huyện Đức Phổ đổ vào sông Lam chảy qua 99 ngọn Hồng Lĩnh xuôi về Cửa Hội. Anh chưa được đến đó nhưng câu thơ:
"Buồn trông cửa biển chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa..."
cứ khắc khoải trong anh.
Trong xà lim, anh thả hồn mình theo những câu thơ đẹp như ngọc bích của thi hào:
"Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng"
Lý Tự Trọng yêu đất nước, yêu đồng bào, yêu đồng chí của mình, anh càng yêu cuộc sống, sống trọn vẹn những năm tháng ngắn ngủi của đời mình không hề lãng phí, không để mầm bi quan len lỏi vào tâm hồn mình mặc dù biết mình sắp bị giặc đem hành hình.
Bọn thực dân tìm cách lung lạc ý chí gang thép của anh, nhưng tất cả những lời dụ dỗ, những sự phỉnh phờ đê hèn của chúng đều bị anh đánh bại.
Những án chém đế quốc thường để hàng năm mới đem ra xử. Riêng vụ "Trọng con", một vụ án "đổ nhiều mực" như bọn chúng hồi đó thường gọi, chưa được 6 tháng đã xử.
Bà Angđơrê Viôlít đã viết về giờ phút cuối cùng của Lý Tự Trọng: "Ngày 21/11/1931 thì Huy (tức là Trọng) bị đem xử tử. Sài Gòn hết sức xúc động. Hôm ấy phải ra lệnh thiết quân luật. Từ khám lớn vang ra ngoài đuờng phố, tiếng la hét của tù chính trị. Tiếng thét từ lồng ngực và từ trái tim của họ đã đi theo Huy ra trường chém. Phải điều quân đội và lính cứu hỏa để phun nước đàn áp họ. Trong những tường giam của khám lớn đã xảy ra những chuyện như thế. Trước máy chém, Huy định diễn thuyết, song hai tên sen đầm nhảy xô đến không cho anh nói. Người ta chỉ nghe thấy tiếng anh kêu "Việt Nam! Việt Nam!". Huy cũng như Phạm Hồng Thái, cũng như nhiều người khác, là những anh hùng của nền độc lập Việt Nam".
Lý Tự Trọng trước khi lên máy chém mấy lần gọi "Việt Nam" thân yêu và đã hát nhiều lần bài "Quốc tế ca": "Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian!". Hai tháng trước đó cũng tại thành phố Sài Gòn, ở nhà thương Chợ Quán, đồng chí Trần Phú, tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, lúc sắp mất đã nhắn nhủ với các đồng
chí ở lại: "Hãy giữ vững chí chiến đấu!".
Trong xà lim án chém, Lý Tự Trọng tuy không được đồng chí Trần Phú trực tiếp dặn dò nhưng anh đã giữ vững ý chí chiến đấu đến phút chót của đời mình.
Hơn 30 năm sau, ngày 15/10/1964, tại khám Chí Hòa, Nguyễn Văn Trỗi trước lúc hy sinh lại hô: "Việt Nam muôn năm!" - "Hồ Chí Minh muôn năm!".
Trên thành phố Sài Gòn anh hùng, những câu nói giản dị và sâu sắc của những chiến sĩ tiêu biểu ở nhiều thế hệ ấy đã ngân vang từ những tâm hồn yêu nước nồng nhiệt và ý chí cách mạng kiên cường.
Ngày nay, giữa thành phố Hồ chí Minh, con đường mang tên Lý Tự Trọng (đường Gia Long cũ) chạy qua nơi anh từng bắn chết tên mật tám Lơ Gơrăng, cũng nằm cách bót Catina không xa... anh vẫn như còn đó ở tuổi 17 hiên ngang, với tâm hồn trong sáng tràn ngập lòng yêu đời...
Lý Tự Trọng là một trong những nhà cách mạng trẻ tuổi nhất của Việt Nam./.